Cây Ngũ Gia Bì
Tên khoa học: Schefflera Octophylla.
Danh pháp khoa học: Araliaceae.
Tên gọi khác của cây ngủ gia bì là: cây lăng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, sâm nam,..
Đặc điểm thực vật:
Cây ngũ gia bì được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2-8m. Lá cây có dạng kép hình chân vịt, mỗi lá có khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau.
Hoa của cây ngũ gia bì có màu trắng và nhỏ mọc thành chùm. Quả mọng, có màu tím đen khi chín, hình cầu, đường kính từ 3 – 4 mm, bên trong có khoảng 6 – 8 hạt.
Thành phần hóa học: vỏ của thân cây có chứa khoảng 0.9 – 1% tinh dầu, trong đó vỏ ở rễ và cành có chứa saponin triterpene.
Phân bố
Cây ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc, ở các tỉnh như Chiết Giang, Vân Nam, Tây Tạng, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, và Ấn Độ.
Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Người dân sử dụng các bộ phận sau đây để làm thuốc: vỏ của thân và rễ, lá dùng để làm thuốc. Đặc biệt lá của ngũ gia bì dùng để chữa sưng đau.
Cây ngũ gia bì có mấy loại
Cây ngũ gia bì gai, loại cây này là giống cây mọc bụi, phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai.
Cây ngũ gia bì cẩm thạch, là giống cây thuộc họ nhà ngũ gia bì. Phần lá của cây ngũ gia bì cẩm thạch có màu sắc lạ, được mọi người ưa chuộng được bày biện trong nhà ở, phòng khách…
cây ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì. Loại cây này mọc bụi, chiều cao, cao tới vài mét. Người ta thương tìm thấy loại cây này lần đầu tiên vào năm 1969 tại Phó Bảng, Hà Giang. Sau đó loại cây này được sếp vào danh sách dược liệu quý cần bảo tồn.
Tác dụng của cây ngũ gia bì
Công dụng xua đuổi muỗi. Công dụng này được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam. Thực tế là những người dân sinh sống tại những khu vực trũng thấp thường trồng cây ngũ gia bì trước nhà để làm cảnh, cây vừa có tác dụng làm cảnh vừa đuổi muỗi hiểu quả.
Nghiên cứu cho thây cây ngũ gia bì có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, chúng điều trị các bệnh về nội khoa.
Trong Đông Y
Cây ngũ gia bì là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chồng suy nhược thần kinh, tăng cường trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt….
Ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Một số vùng miền người ta dùng lá tươi hoặc khô nấu canh ăn thay rau giúp tiêu hóa tốt hơn, rượu ngũ gia bì tăng lực, trừ phong thấp.
Trong phong thủy
Cây ngũ gia bì giúp con đường tài vận phát triển ổn định, thuận lợi, đồng thời giúp chủ nhân củng cố tiền bạc, tài vận, quản lý, giữ vững tài khí, tài sản làm ra không bị tiêu tán.
Cây ngũ gia bì còn mang ý nghĩa động viên tinh thần, hòa thuận, đoàn kết các thành viên trong gia đình.
Đây là loại cây xanh quanh năm, không tốn quá nhiều công chăm sóc nên thường được trưng trong nhà ở, văn phòng làm việc. Giúp cho không gian nhà ở và văn phòng làm việc trở nên tươi mát, tạo cảm giác thư thái, thoải mãi, minh mẫn cho chủ nhân.
Cách chăm sóc cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì có sức sống mạnh mẽ, chịu được khắc nghiệt rất tốt, dễ trồng, không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc.
Người ta thường nhân giống cây bằng cách giâm cành.
Hàng ngày nên tưới nước lên lá, thân và gốc cây để cho cây hấp thụ đủ nước cũng như lá luôn xanh và tươi. Mỗi ngày nên cho cây ra đón ánh nắng mặt trời khoảng 120 phút. Nên bón phân cho cây vào mùa hè, đây là thời kì cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Reviews
There are no reviews yet.